Chúng ta vẫn thường nghe tới cụm từ Quang thông Lumen (Lm), độ rọi Lux mỗi khi nhắc đến các thiết bị chiếu sáng và đặc biệt khi cần thiết kế hay thẩm tra dự án chiếu sáng cho công công trình của mình. Vậy thực chất độ rọi Lux là gì? Các thông số này có vai trò quan trọng ra sao khi lựa chọn đèn led? Cùng Ktigon tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này nhé!
Độ rọi Lux là gì? Cách tính độ rọi Lux ra sao?
Độ rọi và Lux là những cụm từ thông dụng mỗi khi nhắc đến khả năng chiếu sáng của bóng đèn.
Độ rọi (illuminance) là thuật ngữ mô tả phép đo lượng ánh sáng chiếu vào và lan tỏa trên một diện tích bề mặt nhất định. Độ rọi cũng tương quan với cách con người cảm nhận độ sáng của khu vực được chiếu sáng. Nói cách khác, độ rọi chính là quang thông trên diện tích, là vùng không gian mà con người có thể cảm nhận được ánh sáng mạnh hay yếu.
Độ rọi (lux) được đo bằng các công cụ như máy đo độ sáng T-10A hoặc T-10MA của Konica Minolta Sensing (lux), Máy đo độ sắc màu CL-200A, Máy đo độ sáng CRI CL-70F hoặc máy quang phổ độ rọi CL-500A.
Độ rọi là một tiêu chí quan trọng hàng đầu khi bạn lựa chọn đèn pin hiện nay. Việc lựa chọn đèn có độ rọi phù hợp sẽ giúp không gian chiếu sáng được tốt nhất với nhu cầu sử dụng.
Lux (ký hiệu: lx) là đơn vị đo độ rọi của hệ đơn vị Quốc tế (SI). Lux được sử dụng trong trắc quang học nhằm đánh giá chuẩn xác nhất cường độ ánh sáng cảm nhận được. Lux là một đơn vị dẫn xuất trong SI, được định nghĩa từ các đơn vị "cơ bản" hơn.
Lux là đơn vị đo lường công suất ánh sáng trong một khu vực nhất định, hay đơn giản được gọi là cường độ ánh sáng. Đây là một đơn vị thích hợp để đo độ sáng của chùm sáng tập trung trong một khu vực như trong hải đăng, đèn chiếu sáng hoặc đèn pin. Một đèn rọi có chùm sáng tập trung trong một khu vực nhỏ, chiếu xa được coi là rất sáng và có độ lux cao, trong khi thiết bị có độ lux thấp cho ánh sáng truyền đi khoảng cách ngắn hơn. Vì vậy tùy vào độ rọi mà bạn muốn chiếu sáng mà chọn loại đèn pin có độ lux phù hợp.
Lux là tổng lượng ánh sáng tới trên một bề mặt.
Công thức để tính độ rọi Lux.
Công thức tính độ rọi như sau:
Lux còn được gọi thông dụng là độ sáng, thường bị nhầm lẫn với độ chói. Cả hai đều tương tự nhau, vì chúng đều là thước đo ánh sáng, nhưng lux tính đến khu vực trong khi lumen thì không.
Tìm hiểu: Độ chói có đơn vị là gì?
Từ các công thức tính độ Lux chúng ta có thể rút ra các nhận xét như sau. Nếu bóng đèn có quang thông càng cao và công xuất của chúng là như nhau thì khả năng chiếu sáng sẽ tốt hơn nhiều. Do đó số lượng bóng đèn cần dùng ít đi giúp bạn tiết kiệm chi phí mua sắm và tiêu thụ điện năng.
Dưới đây là bảng tiêu chuẩn cường độ ánh sáng tự nhiên mà bạn có thể tham khảo.
Độ rọi tiêu chuẩn của ánh sáng tự nhiên.
Ở mỗi khu vực trong ngôi nhà sẽ có độ rọi khác nhau. Do đó chúng ta cần nắm rõ các tiêu chuẩn ánh sáng trong nhà để chọn bóng đèn sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là độ rọi tiêu chuẩn ánh sáng trong nhà mà bạn có thể tham khảo:
STT |
Không gian kiến trúc |
Yêu cầu |
||||
Độ rọi (lux) |
Độ đồng đều |
Chỉ số hoàn màu |
Mật độ công suất (W/m²) |
Giới hạn hệ số chói |
||
1 |
Phòng khách |
>=300 |
0.7 |
>=80 |
=<13 |
19 |
2 |
Phòng ngủ |
>=100 |
|
>=80 |
=<8 |
|
3 |
Phòng bếp, nhà ăn |
>=500 |
|
>=80 |
=<13 |
22 |
4 |
Cầu thang, hành lang, ban công |
>=100 |
0.5 |
|
|
|
5 |
Tầng hầm, nơi đỗ xe |
>=75 |
|
|
|
|
Sự khác biệt cốt lõi của Lux và Lumen có thể được tóm tắt như sau:
Cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa Lux và Lumen.
Trước tiên khi bạn muốn mua đèn Led bạn cần am hiểu và phân biệt được Lux, Lumen. Tiếp đến là cân nhắc về mục đích sử dụng cho không gian nào, nhu cầu về chiếu sáng ra sao.
Có thể tham khảo độ rọi Lux phù hợp cho một số không gian như sau:
Khu vực |
Lumens |
Phòng bếp |
300-400 |
Phòng khách |
400-500 |
Hành lang |
300 |
Phòng ngủ |
300-400 |
Nhà tắm, WC |
500-600 |
Phòng đọc sách, thư phòng |
400 |
Trên đây là bài viết Ktigon Led giới thiệu đến các bạn độ rọi Lux là gì và cách để chọn thiết bị chiếu sáng có độ Lux phù hợp nhất. Hy vọng các bạn sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích cho mình. Và đừng quên ghé thăm Ktigon.vn để có thêm các thông tin hữu ích khác nhé!